Kết quả tìm kiếm cho "có 14 sản phẩm OCOP"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 441
Những ngày cuối năm, nông dân trồng lúa, nếp huyện Phú Tân phấn khởi thu hoạch dứt điểm vụ thu đông, tổng diện tích hơn 12.500ha. Theo thống kê của ngành chuyên môn, thời tiết năm nay gặp nhiều bất lợi, sau nhiều nỗ lực, kết quả cuối vụ của nông dân tương đối ổn định. Năng suất lúa, nếp đạt 5,85 tấn/ha, giá bán được thu mua cao hơn so cùng kỳ từ 500 - 700 đồng/kg. Ước tính bình quân lợi nhuận, nếu sản xuất trên đất nhà, nông dân có lời từ 15 - 20 triệu đồng/ha, còn trồng lúa trên đất thuê thì có lời từ 10 - 13 triệu đồng/ha.
Là địa phương sở hữu tiềm năng phong phú về du lịch (DL), An Giang đã tích cực phát triển đa dạng các sản phẩm phục vụ du khách. Trong đó, việc tận dụng hiệu quả tài nguyên nông nghiệp, nông thôn để phát triển DL là hướng đi cần thiết, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Là huyện thuần nông, các sản phẩm chủ lực trên địa bàn huyện Phú Tân chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp. Địa phương đã tranh thủ các chính sách và thực hiện nhiều giải pháp đồng hành với người sản xuất để kết nối thị trường, quảng bá sản phẩm nói chung; các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) và tiêu biểu nói riêng.
Trong 2 ngày 10 và 11/12, Ban Thường vụ Thị ủy Tịnh Biên tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã lần thứ 19 (mở rộng), nhiệm kỳ 2020 - 2025, để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024; đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và quyết định một số nội dung quan trọng. Bí thư Thị ủy Tịnh Biên Nguyễn Hồng Đức chủ trì hội nghị.
Bên cạnh việc hỗ trợ chủ thể OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) nâng cao chất lượng sản phẩm thì công tác quảng bá, kết nối thị trường cũng đóng vai trò quan trọng quyết định hiệu quả của Chương trình OCOP. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành chuyên môn, các địa phương, sự nỗ lực của các chủ thể, nhằm đưa sản phẩm OCOP An Giang đến những thị trường tiềm năng.
Tham gia Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030, UBND huyện Châu Phú đề ra mục tiêu: Đến năm 2025, trên địa bàn huyện phải có 7.388ha; đến năm 2030 có 22.983ha canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp.
Tỉnh An Giang đang đẩy mạnh chuỗi hoạt động tưởng nhớ, khẳng định công lao và tôn vinh đóng góp to lớn của danh thần Thoại Ngọc Hầu cùng Nhân dân trong công cuộc xây dựng kênh Vĩnh Tế; góp phần quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử của dòng kênh vĩ đại này.
Trong năm 2024, Hội Nông dân TX. Tịnh Biên tích cực tư vấn dịch vụ, hỗ trợ vốn cho hội viên, nông dân tại địa phương; thực hiện tốt các phong trào nông dân, khuyến khích bà con nỗ lực sản xuất – kinh doanh (SXKD) và tham gia xây dựng nông thôn mới.
Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 của các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành trung ương đã trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn triển khai.
Để tiếp tục nâng cao nhận thức và vai trò của cả hệ thống chính trị nhằm huy động sức mạnh tổng hợp, đẩy nhanh phát triển lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh vừa phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) năm 2025.
Nhằm quảng bá các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) và đặc sản tiềm năng của tỉnh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang tổ chức sự kiện sản phẩm OCOP và đặc sản An Giang đồng hành cùng người tiêu dùng năm 2024. Sự kiện hứa hẹn mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm thú vị và cơ hội khám phá các sản phẩm “sinh ra từ làng” của An Giang.
Giữa trung tâm thị trấn Phú Mỹ (huyện Phú Tân) có một lớp học đặc biệt. Học viên thuộc mọi lứa tuổi, hoàn cảnh, trình độ… Ở đây không cứng nhắc quy định về giờ giấc, tiết học, mà tạo điều kiện tối đa cho học viên rảnh lúc nào thì vào học lúc đó. Kiến thức, kỹ năng tích góp dần theo sự cố gắng của từng người, thầy hướng dẫn cũng tận tình “cầm tay chỉ việc” đến khi người học thành thạo. Đó là lớp nghề sửa điện dân dụng của ông Đặng Nhứt Tâm, Phó Trưởng ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo thị trấn Phú Mỹ tổ chức.